Lý Nhân sẵn sàng ứng phó trước mùa mưa bão năm nay
- Thứ sáu - 04/08/2023 07:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với mục tiêu đặt ra là giữ vững các công trình đê điều, góp phần quan trọng phòng, chống thiên tai, trong mùa mưa, bão, lũ năm nay, huyện Lý Nhân đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp: kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên… Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân không để ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống người dân.
Đồng chí Trần Đức Thuấn - Bí thư Huyện ủy và các đồng chí trong đoàn, kiểm tra hệ thống cống và kênh CG2 khu vực chảy qua xã Nhân Khang. Ảnh: Vân Sơn

Huyện Lý Nhân có hệ thống đê lớn. Tổng chiều dài các tuyến đê của huyện gần 87 km, gồm 27,34 km đê sông Hồng, 17,3 km đê bối trên sông Hồng và 42,3 km đê sông Châu. Trên các tuyến đê có đến 60 cống dưới đê. Dọc mỗi tuyến đê đều có các khu dân cư sinh sống dẫn đến việc thường xuyên xảy ra những vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai… Để bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều trong mùa mưa, bão, lũ năm 2023, huyện Lý Nhân đã coi công tác phòng là chính. Theo đó, huyện đã chỉ đạo các xã có đê thành lập và kiện toàn đội tuần tra, canh gác, bảo vệ đê khi có lũ trên các sông. Đội tuần tra bảo đảm mật độ 1 đội/km đê, tương ứng với số điếm canh đê. Cùng với đó, huyện Lý Nhân cũng đã thực hiện tốt việc xử lý giờ đầu các sự cố trên hệ thống đê điều. Nhiệm vụ này được thể hiện trong công tác chuẩn bị thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Trong công tác phòng, chống thiên tai, khi bước vào mùa mưa, bão, lũ, huyện tiến hành kiểm tra, đánh giá toàn bộ năng lực hệ thống đê điều. Từ đó, xây dựng các phương án phòng, chống sát với thực tế, nhất là xây dựng phương án bảo vệ tuyến đê sông Hồng và các trọng điểm phòng, chống thiên tai của huyện.

Đồng chí Nguyễn Đức Nhương - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và các đồng chí trong đoàn, kiểm tra công tác chuẩn bị, ứng phó với bão số 1 tại xã Phú Phúc. Ảnh: Minh Châu
Là xã ven sông Hồng, Phú Phúc chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ sông Hồng đầu nguồn đổ về. Xã có bối Nhân Long với chiều dài 4,5km. Nằm trong vùng bối có 4.500 nhân khẩu, chiếm 50% dân số của xã cùng hàng trăm ha đất canh tác. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế của tập thể và của nhân dân, hằng năm, xã đều kiểm tra, đánh giá hiện trạng và năng lực phục vụ của công trình. Đồng thời, tổ chức giải tỏa, phát quang dọc hành lang bảo vệ đê bối; tích cực tuyên truyền người dân không vi phạm, lấn chiếm mặt bối làm ảnh hưởng đến năng lực phòng chống thiên tai (PCTT).
Cũng như xã Phú Phúc, Xã Chân Lý nằm dọc đê sông Hồng với chiều dài hơn 6,2 km cùng 7,15 km bối bảo vệ khu dân cư và đất sản xuất nông nghiệp ngoài đê. Bước vào mùa mưa, bão, lũ năm nay, ngoài việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện tại chỗ phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) như: lực lượng xung kích tại chỗ, lực lượng cắm cừ, lực lượng bảo vệ trọng điểm, đất dự trữ tại các điểm, bao tải, cây tre đánh dấu bụi, phương tiện xe vận tải,..., chính quyền địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN; tổ chức lực lượng phát quang mái đê; thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Luật đê điều và khai thác các công trình thủy lợi.
Mùa mưa, bão, lũ năm nay được dự báo diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra”, từ những kinh nghiệm rút ra qua các năm, huyện Lý Nhân đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt bão năm 2023 phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương ,tuyệt đối tránh tư tưởng chủ quan, lơ là, bị động khi có tình huống xấu xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra./.
Cũng như xã Phú Phúc, Xã Chân Lý nằm dọc đê sông Hồng với chiều dài hơn 6,2 km cùng 7,15 km bối bảo vệ khu dân cư và đất sản xuất nông nghiệp ngoài đê. Bước vào mùa mưa, bão, lũ năm nay, ngoài việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện tại chỗ phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) như: lực lượng xung kích tại chỗ, lực lượng cắm cừ, lực lượng bảo vệ trọng điểm, đất dự trữ tại các điểm, bao tải, cây tre đánh dấu bụi, phương tiện xe vận tải,..., chính quyền địa phương đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN; tổ chức lực lượng phát quang mái đê; thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Luật đê điều và khai thác các công trình thủy lợi.
Mùa mưa, bão, lũ năm nay được dự báo diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra”, từ những kinh nghiệm rút ra qua các năm, huyện Lý Nhân đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt bão năm 2023 phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương ,tuyệt đối tránh tư tưởng chủ quan, lơ là, bị động khi có tình huống xấu xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra./.